Hướng dẫn thay đổi hồ sơ bảo hiểm khi đổi tên công ty

Đổi tên công ty là một sự kiện lớn, kéo theo đó là hàng loạt thủ tục pháp lý cần thực hiện. Đơn cử như việc thông báo với cơ quan bảo hiểm xã hội để hợp nhất hồ sơ.

Thủ tục đổi tên công ty mới nhất

Có khá nhiều lý do để một doanh nghiệp thay đổi tên gọi của mình. Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có Quyết định hoặc Nghị quyết thay đổi tên, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục thực hiện như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ thay đổi tên công ty

Hồ sơ gồm:

- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật ký (Phụ lục II-1 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

- Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh hoặc của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên;

- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên về việc thay đổi tên;

- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thay đổi tên công ty (nếu có).

Bước 2. Nộp hồ sơ và lệ phí

Doanh nghiệp nộp hồ sơ và lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Cơ quan đăng ký nhận hồ sơ hoặc yêu cầu sửa đổi hồ sơ (nếu có) trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ.

Lệ phí: 50.000 đồng/lần (theo biểu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC).

Bước 3. Khắc lại con dấu

Sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên mới, doanh nghiệp tiến hành thủ tục khắc con dấu mới và đăng thông báo con dấu mới trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4. Công bố thông tin thay đổi doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày thay đổi.

Lệ phí công bố thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần.

Thủ tục thay đổi tên công ty với bảo hiểm xã hội

Hướng dẫn thay đổi hồ sơ bảo hiểm khi đổi tên công ty (Ảnh minh họa)
 

Thủ tục thay đổi tên công ty với bảo hiểm xã hội

Khi đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp phải kê khai chính xác, đầy đủ những thông tin liên quan đến doanh nghiệp mình như tên, địa chỉ, mã số thuế, loại hình đơn vị…

Khi có bất cứ thay đổi nào, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Khi đó, theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, doanh nghiệp lập Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS) kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên mới nộp tới cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đã tham gia.

Lưu ý: Doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ I-VAN để thực hiện thủ tục này.

Ngoài những thông tin nêu trên, cũng liên quan đến bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp nên biết đến một số thông tin dưới đây:


>> 5 lưu ý cho doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?